Việc quản lý và tính tiền khối lượng hàng hóa lớn ngày càng trở nên khó khăn, ở nhiều siêu thị và cửa hàng lớn người ta phải làm gì để giải quyết những vấn đề trên ,làm thế nào để họ có thể phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng ? Tất cả là nhờ áp dụng công nghệ mã vạch vào trong quản lý hàng hóa và bán hàng kết hợp với phần mềm quản lý…
Vậy công nghệ mã vạch là gì?
Công nghệ mã số, mã vạch là một trong những công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động dựa trên nguyên tắc: đặt cho đối tượng cần quản lý một dãy số (hoặc dãy chữ và số), sau đó thể hiện dưới dạng mã vạch để máy quét mã vạch có thể đọc được.Mã vạch là một dạng ký tự đặc biệt được in và dán trên bao bì sản phẩm hoặc hàng hóa, trên đó có những mã sọc và khoảng trắng chứa đựng thông tin về sản phẩm hoặc hàng hóa đó. Ngày nay khi công nghệ phát triển người ta còn tạo được những mã vạch có độ phức tạp cao hơn rất nhiều, do đó hình dạng nguyên thủy của mã vạch với những sọc dọc đen và trắng đan xen nhau đã có nhiều thay đổi. Mã vạch ngày nay có thể được in dưới dạng các điểm hoặc các vòng tròn đồng tâm
Từ thế kỷ 20 mã số, mã vạch đã được chế tao và sử dụng ở Châu Âu . Do yêu cầu phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại, công nghệ mã số mã vạch ngày càng được nghiên cứu hoàn thiện, phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong đa ngành kinh tế và trên toàn thế giới. Năm 1973 tổ chức MSMV đầu tiên được thành lập, đó là Hội đồng mã thống nhất của Mỹ (viết tắt tên tiếng Anh là UCC). Năm 1977, Hội mã số vật phẩm Châu âu (EAN) ra đời do sáng kiến của 12 nước Châu Âu, đến năm 1984 đổi thành EAN International, là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động trên cơ sở trung lập với mục đích chính là đẩy mạnh áp dụng hệ thống EAN trên toàn cầu trong tất cả các ngành kinh tế - xã hội nhằm cung cấp ngôn ngữ chung cho thương mại quốc tế (đặc biệt là thương mại điện tử. . .). Từ năm 2005, hai tổ chức EAN International và UCC hợp nhất thành một tổ chức phân định toàn cầu có tên là GS1.
Mã vạch 1D (tuyến tính) là gì?
Mã vạch 1D (tuyến tính) mã là "hàng rào picket" phong cách mã vạch điển hình mà mọi người hầu hết đã quen thuộc. Để có một số phiên bản của các mã 1D và một số mã hóa khác người dùng có thể mã hóa bất kỳ ký tự bàn phím. Tất cả các thông tin trong c được tổ chức mã hóa theo chiều ngang từ trái sang phải. Các loại mã số mã vạch 1D có thể được đọc bởi bất kỳ loại đầu đọc mã vạch nào
Sản phẩm Digimart khuyên người tiêu dùng sử dụng : Đầu đọc mã vạch Zebex Z-3100 , Đầu đọc mã vạch Zebex Z 3151 , Đầu đọc mã vạch Zebex Z-6170 , Đầu đọc mã vạch ZEBEX Z-6182 , Đầu đọc mã vạch Symbol LS2208 , Đầu đọc mã vạch Symbol LS 4208,…
Mã vạch 2D là gì?
Đây là loại mã vạch 2 chiều (2D Barcode) , vì nhận ra những đặc tính độc đáo của nó không có mặt trong các ký hiệu tuyến tính truyền thống. Ký hiệu 2 chiều nhằm vào ba ứng dụng chính:
Sử dụng trên các món hàng nhỏ: Nếu in mã vạch tuyến tính, tức là các lọai mã vạch 1D thông dụng, trên các món hàng nhỏ thì thường gặp trở ngại về kích thước của mã vạch vẫn còn quá lớn so với các món hàng cực nhỏ. Với sự phát triển của mã vạch 2 chiều người ta có thể in mã vạch nhỏ đến mức có thể đặt ngay trên món hàng có kích thước rất nhỏ.
Nội dung thông tin: Công nghệ 2 chiều cho phép mã hóa 1 lượng lớn thông tin trong một diện tích nhỏ hẹp. Cả lượng thông tin lưu trong cùng một ký hiệu mã vạch 2D có thể coi như là 1 file dữ liệu nhỏ gọn (trong ngành gọi là PDF - Portable Data File). Do đó khi sử dụng lọai mã 2D, có thể không cần đến CSDL bên trong máy vi tính.
Quét tầm xa: cho phép quét mã vạch 2D ở 1 khỏang cách xa lên đến 50 feet (khoảng 15m)
Các ngành trọng điểm hiện tại đang sử dụng máy quét mã vạch 2 chiều là ; Bệnh viện,hải quan,hàng không,cơ quan thế, văn phòng,kho hàng.
Sản phẩm Digimart khuyên người tiêu dùng sử dụng : Đầu đọc mã vạch 2 chiều (2D) Zebex Z 3152 , Đầu đọc mã vạch, máy đọc mã vạch 2D Symbol Motorola DS6708 , Máy đọc mã vạch Honeywell (Metrologic) Xenon 1900SR , Đầu đọc mã vạch Symbol LS9208