Đối với những đơn vị có lượng công nhân viên lớn thì việc quản lý suất ăn thường diễn ra rất thủ công và tốn nhiều công sức, đôi khi xảy ra thất thoát suất ăn do người quản lý suất ăn và nhà bếp thông đồng với nhau . Đôi khi các phiếu ăn bị mất hoặc bị rách gây nhiều bất tiện .
Mục đích của phần mềm quản lý suất ăn nhằm giải quyết các vấn đề trên và tối ưu hóa trong công tác quản lý .
Việc ứng dụng máy chấm công và quản lý các suất ăn là sự lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp. Nó vừa giải quyết được bài toán chống thất thoát, quản lý tập trung mất ít nhân lực vừa tận dụng được dữ liệu từ máy chấm công và bảng phân ca của doanh nghiệp để qua đó tính toán ra các suất ăn của từng ca, từng bộ phận .
Xảy ra 2 Trường hợp
Với yêu cầu, và diễn giải thực tế như trên :.
Công tychúng tôi đưa ra các giải pháp cũng như phương án quản lý hệ thống quản lý suất ăn như sau.
4.1. Mô hình.
- Có một thiết bị nhận vân tay hoặc thẻ tại nơi chấm công kết hợp với máy in phiếu để in ra phiếu đăng ký ăn (không nên dùng máy chấm công để làm máy chấm cơm vì có người chấm công để đi làm nhưng không ăn cơm).
- Có một thiết bị nhận vân tay, thẻ - nơi nhận suất cơm.
Phần mềm quản lý suất ăn cài đặt tại văn phòng.
4.2. Diễn giải.
- Trường hợp 1: ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN thì sẽ chấm để in ra phiếu ăn.
- Khi CNV đến quẹt thẻ/vân tay dữ liệu sẽ được lưu tại máy chấm cơm và được bộ phận hành chính ( bộ phân quản lý ) tải về máy tính mà đã cài phần mềm quản lý suất ăn, phần mềm sẽ tính toán dữ trên dữ liệu quẹt vân tay hoặc thẻ vào để ra báo cáo tổng số suất ăn .
- Việc tính toán là hoàn toàn tự động để đếm ra tổng số suất ăn trong 1 ngày của công ty và tổng số suất ăn trong 1 tháng và chi tiết từng người ăn tổng số bữa trong 1
- Sau khi tổng hợp các suất ăn bằng phần mềm người quản lý sẽ gửi bảng tổng suất ăn ngày hôm đó cho bộ phận nhà bếp để nhà bếp chuẩn bị làm.
- Khi một CNV xuống ăn phải quẹt vân tay, máy báo quẹt OK thì nhà bếp mới đưa suất ăn. (Trên thực tế với những doanh nghiệp nhiều công nhân thì thường có nhiều hơn một cổng quẹt để nhận suất ăn, vì vậy phải có người quản lý để điều tiết quá trình nhận suất ăn ở từng cổng)
- TRƯỜNG HỢP 2: Đối với khách không thường xuyên
- Ở phòng bảo vệ đã được cấp phát 1 thẻ và thẻ đó đã được đăng ký sẵn ở máy chấm cơm đó là khách lẻ 1, khách lẻ 2… khách lẻ n và ở phần mềm đã được đăng ký thẻ đó là khách lẻ 1, khách lẻ 2,….. khách lẻ n ( thẻ số n là được tính toán ước tính bởi công ty. VD có thể đăng ký trước 100 thẻ). Muốn kiểm soát được khách lẻ 1,2..n là những ai thì có thể xem lại chứng minh thư của ngày hôm đó dưới cơ sở dữ liệu của kiểm soát ở phòng bảo vệ.
- Khi khách đến quẹt thẻ/vân tay dữ liệu sẽ được lưu tại máy chấm cơm và được in ra 1 phiếu ăn. Dữ liệu đó sẽ được bộ phận hành chính ( bộ phân quản lý ) tải về máy tính mà đã cài phần mềm quản lý suất ăn, phần mềm sẽ tính toán dữ trên dữ liệu quẹt thẻ vào để ra báo cáo tổng số suất ăn của khách lẻ ngày hôm đó.
- Khi khách lẻ xuống ăn thì phải quẹt thẻ vào máy chấm cơm và thanh toán tiền cho bộ phận kiểm soát máy chấm cơm trong nhà bếp ( trên phiếu ăn sẽ ghi rõ ID và tên là khách lẻ1, khách lẻ 2,… khách lẻ n để thu tiền).
5. Các thiết bị đề xuất
1.Máy chấm công vân tay Ronald Jack X628
Diễn giải
- 1 máy kết hợp với máy in để in ra phiếu.
- 1 máy sẽ đặt tại phòng ăn để xác nhận trước khi lấy cơm
Thông số của máy chấm cơm
Kiểu chấm công: Vân tay, mật mã
Số vân tay quản lý: 3.000 users
Bộ nhớ : 100.000 lần in/out
Bộ xử lý: Intel (USA)
Mắt đọc: Quang học, chống chày xước
Thời gian nhận dạng: ~ 1 giây
Kích thước: 190X142X53 mm
Trọng lượng: 0.90 kg
Màu sắc: Đen, Bạc
Kết nối: RS232, TCP/IP,USB
Máy in hóa đơn nhiệt tysso PRP 188
Công nghệ in nhiệt, Tốc độ 220 mm/s
Máy in được hỗ trợ in Tiếng Việt có dấu với bộ font được nạp từ trong rom máy
Khổ giấy: K80
Tuổi thọ đầu in : 100 Km
Kết nối cổng USB+ RS232+ Ethernet .
Cắt giấy tự động
Bảo hành 18 tháng
Dùng để in phiếu ăn.
Giấy in Bill K80 nhiệt (SL 100 Cuộn/ 1 Thùng)