Những thiết bị bán hàng cần thiết cho siêu thị, cửa hàng
Bạn cần mở cửa hàng, siêu thị và đang băn khoăn xem mình cần phải mua những thiết bị bán hàng gì cần thiết nhất cho quản lý bán hàng? Tùy vào nhu cầu sử dụng, quy mô cửa hàng, siêu thị bạn có thể đầu tư những thiết bị bán hàng phù hợp nhất, tối ưu hóa hiệu quả về kinh tế.
Các thiết bị được dùng siêu thị,cửa hàng,shop bán hàng bao gồm giá kệ, cổng từ an ninh chống chộm, tem từ gắn vào sản phẩm, két đựng tiền trong cửa hàng, xe đẩy hàng cho khách hàng, hệ thống bán hàng Pos, Máy tính tiền, màn hình hiển thị giá cả khi thanh toán, bộ gỡ các tem từ, làm tăng tính chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian và chi phí khác với cách bsan hàng truyền thống, giúp khách hàng ghi nhớ và quay trở lại mua hàng lần sau.
Những thiết bị bán hàng cần thiết cho siêu thị, cửa hàng:
1. Phần mềm bán hàng: Để có thể sử dụng hệ thống quản lý bán hàng, bạn cần một phần mềm bán hàng, hỗ trợ cho việc bán hàng hay quản lý sản phẩm, quản lý tồn kho hay số lượng hàng hóa bán hàng ngày của bạn cũng như để sử dụng các thiết bị liên quan. Phần mềm bán hàng cần thiết cho trọn bộ thiết bị Máy bán hàng bạn cần đầu tư.
2. Máy tính: Bạn có thể sử dụng máy tính để bàn (PC) hoặc laptop để cài đặt phần mềm bán hàng và kết nối các thiết bị khác. Thông thường, nếu bạn có sẵn máy tính thì khi đầu tư thiết bị bán hàng bạn sẽ không cần đầu tư thêm thiết bị này. Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng máy bán hàng POS với màn hình cảm ứng chuyên nghiệp hơn trong bán hàng tích hợp với máy tính tiền nhanh chóng và tiện lợi.
3. Máy in hóa đơn: Máy in hóa đơn giúp bạn in ra hóa đơn thanh toán cho khách hàng sau khi hoàn thành quá trình mua sắm. Máy in hóa đơn có 2 loại: in nhiệt và in kim. Đối với siêu thị, cửa hàng tiện lợi hiện nay thường sử dụng in nhiệt với chi phí thấp và tính thuận tiện của nó. Máy in kim thường được sử dụng khi bạn cần in nhiều liên, hoặc lưu giữ hóa đơn lâu dài. Máy in hóa đơn siêu thị được ưa chuộng hiện nay với độ bền cao và giá cả hợp lý là Epson TM T81, Star BSC 10…
4.Đầu đọc mã vạch: Để đọc mã vạch của các sản phẩm trong cửa hàng bạn, bạn cần phải có một đầu đọc mã vạch. Mỗi loại sản phẩm có một mã vạch riêng, để khi máy đọc mã vạch truyền dữ liệu vào máy tính sẽ tự động hiện ra giá tiền của sản phẩm. Đầu đọc mã vạch có nhiều loại: đa tia/đơn tia, để bàn/cầm tay… Tùy theo đặc điểm kinh doanh của từng cửa hàng, bạn có thể lựa chọn máy đọc mã vạch phù hợp. Với cửa hàng tiện lợi, siêu thị nhỏ bạn chỉ cần sử dụng đầu đọc mã vạch đơn tia, cầm tay gọn nhẹ, dễ sử dụng như Symbol LS 1203, Symbol LS 2208, Datalogic QW 2100… Với siêu thị lớn thì bạn có thể sử dụng đầu đọc mã vạch đa tia để dễ dàng đọc mã vạch tem nhãn, nhanh hơn như Magellan 2200VS, Magellan 800i, Honeywell MS 3780…
5. Máy in mã vạch: Đối với hàng hóa tiêu dùng như bánh kẹo, thuốc lá, sữa… thường có sẵn mã vạch của nhà sản xuất, bạn có thể sử dụng mã vạch sẵn có để quét mã vạch và tiến hành thanh toán. Với cửa hàng tiện lợi, siêu thị nhỏ kinh doanh mặt hàng tiêu dùng bạn không cần phải đầu tư thêm thiết bị này. Tuy nhiên, có một số sản phẩm không có sẵn mã vạch, để có thể tiến hàng thanh toán với sản phẩm này bạn cần tạo ra mã vạch cho nó với máy in tem nhãn mã vạch. Máy in mã vạch in ra các tem nhãn, mã vạch dưới dạn decal, có thể dán lên sản phẩm. Tạo lên sự chuyên nghiệp trong kinh doanh không gây tốn kém dễ quản lý sản phẩm bằng mã vạch, chi phí đầu tư ban đầu it. Máy in mã vạch phổ thông thường dùng: Toshiba BEV4T-GS, Datamax E4204b Mark III, Datamax E4205A Mark III…
6. Màn hình hiển thị: Màn hình hiển thị là thiết bị với dòng chữ hiển thị giá của sản phẩm vừa quét xong và tổng giá trị đơn hàng khách hàng phải trả để khách hàng có thể theo dõi thông tin giá sản phẩm của mình đã chọn. Ở các siêu thị lớn thường đầu tư thêm màn hình hiển thị này giúp khách hàng có thể quan sát dễ dàng, tạo tính chuyên nghiệp và sự tin cậy của khách hàng. Với các siêu thị nhỏ, cửa hàng tiện lợi không cần thiết phải đầu tư thêm thiết bị này.
7. Cân điện tử in mã vạch: Cân điện tử được sử dụng để cân các sản phẩm tươi sống, rau củ quả… Cân điện tử mã vạch có thể in mã vạch lên tem nhãn, dán trực tiếp lên sản phẩm với các thông số như: tên sản phẩm, trọng lượng, thành tiền, ngày đóng gói, hạn sử dụng, xuất xứ sản phẩm, logo… Với mã vạch được tạo, khách hàng có thể thanh toán sản phẩm tại quầy thu ngân như một mặt hàng tiêu dùng thông thường có sẵn mã vạch khác. Nếu không kinh doanh mặt hàng tươi sống hoặc các mặt hàng cần sử dụng cân thì không cần đầu tư thiết bị này.
Tùy theo đặc điểm kinh doanh và nhu cầu sử dụng của cửa hàng mình, bạn có thể đưa ra quyết định đầu tư hợp lý nhất. Một bộ bán hàng tối thiểu cần có phần mềm bán hàng, máy tính, máy in hóa đơn và đầu đọc mã vạch. Những thiết bị còn lại bạn nên cân nhắc đầu tư nếu thật sự cần thiết, tránh lãng phí.