Toàn bộ danh mục
  • Toàn bộ danh mục
  • Máy chấm công
  • Thiết bị an ninh
  • Thiết bị kiểm soát ra vào
  • Khóa an ninh
  • Thiết bị siêu thị
  • Thiết bị văn phòng
  • Thiết bị khác
  • Phần mềm quản lý
  • Bộ sản phẩm
  • Máy chấm công cloud
  • Nhà thông minh
Săn hàng giảm giá

Tìm hiểu về điện toán đám mây và ứng dụng điện toán đám mây trong quản lý chuỗi cửa hàng, siêu thị...!

11-04-2014, 12:46 am

1) Sơ lược về điện toán đám mây:

       Có thể hiểu đơn giản điện toàn đám mây gồm: các nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, dịch vụ,...sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên internet thay vì trong máy tính gia đình, văn phòng (trên mặt đất) để mọi người có thể kết nối khi cần. Với dịch vụ sẵn có trên đám mây, doanh nghiệp không cần phải mua và duy trì hàng trăm, hàng nghìn máy tính cũng như phần mềm. Họ chỉ cần tập trung sản xuất bởi đã có người khác lo cơ sở hạ tầng và công nghệ thay họ. Bạn có thể truy cập đến bất kỳ tài nguyên nào tồn tại trong "đám mây" tại bất kỳ thời điểm nào và bất kỳ đâu thông qua hệ thống internet.Nền tảng điện toán đám mây về cơ bản gồm 5 lớp nhưng người dùng cuối cùng như các cá nhân, doanh nghiệp chỉ cần quan tâm đến lớp Client (lớp khách hàng): bao gồm phần cứng (máy tính, cable kết nối internet…) và phần mềm (trình duyệt web…).người dùng không cần cài đặt và chạy các ứng dụng trên máy tính của mình, các ứng dụng dễ dàng được chỉnh sửa và người dùng dễ dàng nhận được sự hỗ trợ từ nhà cung cấp dịch vụ. Người dùng không cần thực hiện các tính năng như cập nhật phiên bản, bản vá lỗi, bởi chúng đã được thực hiện từ các "đám mây".Người dùng không phải trang bị cơ sở hạ tầng: Thay vì khách hàng phải bỏ tiền ra mua các server, phần mềm, trung tâm dữ liệu hoặc thiết bị kết nối… giờ đây, họ vẫn có thể có đầy đủ tài nguyên để sử dụng mà chi phí được giảm thiểu, hoặc thậm chí là miễn phí. Đây là một bước tiến hóa của mô hình máy chủ ảo (Virtual Private Server).

       Tùy thuộc vào nhu cầu, người dùng có thể tăng thêm tài nguyên cần sử dụng, mà không cần phải nâng cấp thêm tài nguyên phần cứng như sử dụng máy tính cá nhân. Ngoài ra, với điện toán đám mây, vấn đề hạn chế của hệ điều hành khi sử dụng các ứng dụng không còn bị ràng buộc, như cách sử dụng máy tính thông thường.

 

Lợi ích và những thách thức của điện toán đám mây

a) Lợi ích của điện toán đám mây

       Nói chung trong hầu hết các trường hợp, doanh nghiệp cần phải điều chỉnh lại chiến lược sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin để giảm chi phí sản xuất, và một trong các xu hướng được tính đến là sử dụng mô hình điện toán đám mây với những lợi ích điển hình được liệt kê dưới đây.

       Giảm chi phí: Mô hình điện toán đám mây có chi phí thấp hơn so với mô hình sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin truyền thống vì phí sử dụng được trả theo dịch vụ và thời gian, mà khách hàng không phải đầu tư quá nhiều vào cơ sở hạ tầng và giảm được chi phí vận hành và bảo trì. Còn trong trường hợp mô hình điện toán riêng thì chi phí ban đầu và chi phí định kỳ thấp hơn nhiều so với mô hình hạ tầng công nghệ thông tin truyền thống.

       Tăng khả năng lưu trữ: Với cơ sở hạ tầng quy mô lớn được do nhà cung cấp mang lại, việc lưu trữ và bảo trì khối lượng lớn dữ liệu có thể được tiến hành dễ dàng. Việc tăng đột ngột khối lượng công việc cũng được xử lý hiệu quả, vì các đám mây có thể được mở rộng một cách dễ dàng và linh hoạt. Khách hàng cũng không phải quan tâm đến các thay đổi trong công nghệ lưu trữ, điều mà trước kia có thể gây ra vấn đề khi có chuyển đổi lớn về công nghệ và phương tiện lưu trữ đặc biệt đối với những khối lượng dữ liệu lớn.

       Tăng tính linh hoạt:Tính linh hoạt cao là một yêu cầu vô cùng quan trọng trong kinh doanh. Với các doanh nghiệp phải điều chỉnh nhanh khi điều kiện kinh doanh thay đổi, tốc độ cung cấp dịch vụ là rất quan trọng. Điện toán đám mây nhấn mạnh vào việc đưa các ứng dụng và sản phẩm ra thị trường một cách nhanh chóng, bằng cách sử dụng các modul xây dựng sẵn thích hợp nhất cho việc triển khai

b) Những thách thức của điện toán đám mây

       Chi phí: chi phí bản quyền phần mềm ban đầu có thể khá cao. Công tác quản lý cũng có thể sẽ gặp khó khăn, bởi đám mây là một dịch vụ được cung cấp từ bên ngoài, với phương thức hoạt động, lưu trữ và xử lý dữ liệu từ những nguồn không xác định.

       Tính sẵn sàng: Không đảm bảo về tính sẵn sàng cũng là một trở ngại hiện nay, khi chỉ có một số rất ít nhà cung cấp dịch vụ cam kết được về sự sẵn sàng và liên tục của dịch vụ, về thời gian sửa chữa và phục hồi dữ liệu. Nói cách khác, những dịch vụ điện toán đám mây có vẻ không đáng tin cậy đối với một số ứng dụng quan trọng và có yêu cầu cao.

       Tính riêng tư: Đây cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Khi dữ liệu được cập nhật trong đám mây, nó có thể dễ dàng bị hacker, gián điệp và những đối thủ cạnh tranh xâm nhập. Thực tế hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây vẫn chưa có một phương pháp bảo vệ nào trong trường hợp dữ liệu bị xâm nhập.

       Mất dữ liệu: Một vài dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến trên đám mây bất ngờ ngừng hoạt động hoặc không tiếp tục cung cấp dịch vụ, khiến cho người dùng phải sao lưu dữ liệu của họ từ đám mây về máy tính cá nhân. Điều này sẽ mất nhiều thời gian. Thậm chí một vài trường hợp, vì một lý do nào đó, dữ liệu người dùng bị mất và không thể phục hồi được.

       Tính di động của dữ liệu và quyền sở hữu: Một câu hỏi đặt ra, liệu người dùng có thể chia sẻ dữ liệu từ dịch vụ đám mây này sang dịch vụ đám mây khác? Hoặc trong trường hợp không muốn tiếp tục sử dụng cung cấp từ đám mây, liệu người dùng có thể chắc chắn rằng các dịch vụ đám mây sẽ không hủy toàn bộ dữ liệu của họ trong trường hợp dịch vụ ngừng hoạt động.

       Khả năng bảo mật: Vấn đề tập trung dữ liệu trên các đám mây là cách thức hiệu quả để tăng cường bảo mật, nhưng mặt khác cũng lại chính là mối lo của người sử dụng dịch vụ của điện toán đám mây. Một khi các đám mây bị tấn công hoặc đột nhập, toàn bộ dữ liệu sẽ bị chiếm dụng. Tuy nhiên, đây không là vấn đề của riêng điện toán đám mây, bởi lẽ tấn công đánh cắp dữ liệu là vấn đề gặp phải trên bất kỳ môi trường nào, ngay cả trên các máy tính cá nhân.

 

2) Ứng dụng điện toán đám mây trong phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng, siêu thị.

       Ngày nay dưới sự phát triển nhanh chóng của các cửahàng, siêu thị cùng với đó là tính cạnh tranh trong việc kinh doanh giữa các siêu thị phân phối và bán lẻ ngày một quyết liệt hơn, làm sao để thu hút được khách hàng, giữ chân được khách hàng, và để công ty thu lợi nhuận cao nhất? Đó là một bài toán khó cho những nhà quản lý, những người hoạch định chiến lược phát triển.

       Nhận thấy, việc quản lý cửa hàng, siêu thị đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao và khá phức tạp trong khâu quản lý cũng như lượng thông tin cần quản lý rất đa dạng. Vì vậy, việc quản lý thủ công không thể đáp ứng được tình hình phát triển chung. Việc dùng phần mềm quản lý bán hàng, giúp cho hệ thống quản lý bán hàng và phân phối hoạt động nhịp nhàng, tạo một quy trình làm việc chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian, giảm thiểu nguồn nhân lực và hạn chế rủi ro trong khâu quản lý.

       Quản lý một cửa hàng, một siêu thị đã khá phức tạp. Vậy đối với một chuỗi các cửa hàng, siêu thị dải khắp các tỉnh khác nhau thì làm thế nào? Phần mềm quản lý bán hàng dựa trên nền tảng điện toán đám mây sẽ giúp bạn giải quyết bài toán đó một cách dễ dàng. Cơ sở dữ liệu tập trung, hệ thống phần mềm dùng chung. Các nhà quản lý có thể theo dõi và kiểm soát toàn bộ hoạt động của chuỗi nhà hàng, siêu thị của mình từ bất kỳ đâu có kết nối internet.

Mô hình đám mây chuỗi cửa hàng, siêu thị trên mây.

 

Phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng được xây dựng theo mô hình webservice. Người dùng có thể sử dụng phần mềm thông qua trình duyệt web để truy xuất đến dữ liệu trung tâm đặt trên Server.

10 lợi ích nổi trội của quản lý bán hàng trên đám mây

 

 

Tin cũ hơn: